Trang chủ Phân Tích Sàn giao dịch EXVINA – làn gió mới đến từ Hàn Quốc

Sàn giao dịch EXVINA – làn gió mới đến từ Hàn Quốc

  1. Bối cảnh chung:

Thời điểm hiện tại, thị trường tiền điện tử ở Việt Nam không tránh khỏi xu hướng có phần “trầm lắng” chung của tình hình thị trường toàn cầu. Dù mùa đông crypto còn chưa qua, cuộc đua chiếm thị phần trong thị trường vẫn đang diễn ra âm thầm mà quyết liệt. Song song với những dự án mới vẫn tiếp tục ra đời, sẽ thật thiếu sót nếu không kể đến những sàn giao dịch cũ và mới. Quy luật chọn lọc tự nhiên của thị trường crypto càng trở nên khốc liệt hơn, và câu nói “Thay đổi hay là chết” càng trở nên đúng hơn bao giờ hết. Nhiều sàn giao dịch nổi tiếng một thời đã dần tàn lụi và chỉ còn là cái bóng của chính mình. Trong khi đó, những tên tuổi khác có cái nhìn thức thời vẫn luôn chuyển mình để theo kịp dòng chảy của thị trường và dần dần chen chân vào những vị trí top cao nhất về thanh khoản và users.

Liệu miếng bánh của thị trường sàn giao dịch tiền kỹ thuật số đã hết hay chưa? Đâu là những gì người dùng, đặc biệt ở thị trường Việt Nam, cần ở một sàn giao dịch mới?

Một nhu cầu cơ bản đầu tiên mà bất kỳ một người mới vào thị trường này luôn đặt ra đó là: Làm sao từ đồng tiền pháp định (VND) ban đầu, tôi có thể mua các loại tiền kỹ thuật số phổ biến một cách nhanh chóng và uy tín nhất? Cùng điểm qua những cách mọi người thường chọn:

  • Remitano: Đây có lẽ là một cái tên quá quen thuộc đối với người dùng Việt Nam, bởi sự hiện diện gắn bó khá lâu dài cho đến hiện tại. Tuy nhiên số lượng lớn người dùng đang dần rời bỏ Remitano vì phí giao dịch, kèm theo những rắc rối trong khâu pháp lý. Được biết, vẫn luôn có những trường hợp người dùng Remitano phải làm việc với bên ngân hàng nhà nước để trình bày các khoản mua bán của mình.

  • Các chợ mua bán coin: Đây là một hình thức mua bán khá rủi ro khi không hề có một điều gì đảm bảo 1 trong 2 bên sẽ thanh toán đúng như cam kết. Người muốn giao dịch tiền kỹ thuật số buộc phải đặt niềm tin ở một cái tên xa lạ ở đâu đó mà không hề có một sự quản lý nào uy tín. Hình thức này vẫn còn tồn tại bởi người dùng Việt Nam thường ngại đăng ký thông tin của mình lên các bên trung gian, với tâm lý thích nhanh, gọn, lẹ, đã vô tình tiếp tay cho nhiều kẻ xấu lợi dụng chiếm đoạt tài sản với giá trị đáng cả một gia tài.

  • Sàn P2P, OTC: Giải quyết được những điểm yếu của những phương pháp kể trên, và đây cũng là xu hướng dẫn đầu đang được rất nhiều nhà đầu tư chuyển hướng. Điểm cộng rất lớn của giải pháp này là cho phép người giao dịch tiền kỹ thuật số có thể linh động trong việc lựa chọn giá cả, người muốn giao dịch. Các sàn giao dịch sẽ đóng vai trò trung gian trong việc xử lý quy trình, đánh giá điểm uy tín, cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh để đảm bảo việc gian lận diễn ra.

Bảo mật, nỗi lo thường trực của cộng đồng nhà đầu tư tiền kỹ thuật số và bài toán chưa bao giờ dễ dàng đối với các sàn giao dịch. Có thể nói, việc đưa giá trị tài sản trở thành online, “số hoá” là một ý tưởng đã có từ trước qua các mô hình game online. Tuy nhiên, với mức độ và quy mô chưa đủ lớn trước đó, việc bảo mật tài sản vẫn chưa được quan tâm đúng mức cho đến khi nhiều vụ hack sàn giao dịch có tiếng trên thế giới đã diễn ra. Thậm chí với một sàn top 1 như Binance, cũng không thể tránh khỏi việc hacker đã cuỗm mất đến 7000 Bitcoin (tương ứng 6 triệu USD tại thời điểm đó). Điều này đã đặt ra câu hỏi, đâu mới thực sự là điểm đến an toàn, tin cậy cho các nhà đầu tư giao dịch trên thị trường khi họ giao tài sản cho sàn giao dịch? Câu nói truyền tai nhau của các dân chơi lão luyện vẫn luôn là “Not your key, not your coin”. Chính vì thế, việc tạo dựng một hình ảnh minh bạch, tin cậy, vững chắc cho các nhà đầu tư là một yếu tố tối quan trọng dành cho một sàn giao dịch mới, là tiền đề để có thể thu hút những nhà đầu tư trung thành cũng như quảng bá một hình ảnh tốt đẹp trong cộng đồng thị trường crypto nói chung và Việt Nam nói riêng.