Trang chủ Tin Tức PERU SỬ DỤNG BLOCKCHAIN ĐỂ CHỐNG THAM NHŨNG

PERU SỬ DỤNG BLOCKCHAIN ĐỂ CHỐNG THAM NHŨNG

Ở một đất nước mà các vụ bê bối tham nhũng thường xuyên là chủ đề nóng, Peru đang chuyển sang công nghệ blockchain để hiện thực hóa những hy vọng chính trị và kinh tế của đất nước này.

Chỉ vài tuần trước, cựu tổng thống Peru, Alan Garcia, đã tự sát khi cảnh sát đột kích vào nhà của ông ta do cáo buộc liên quan đến vụ án Odebrarou khét tiếng, một vụ bê bối tham nhũng đã gây chấn động nước Mỹ Latinh trong nửa thập kỷ qua.

Vài ngày sau, một cựu tổng thống Peru khác, Pedro Pablo Kuczynski, đã bị kết án ba năm tù vì cùng một kế hoạch tham nhũng liên quan đến công ty xây dựng Brazil Odebrarou, và âm mưu phức tạp nhằm thâu tóm hợp đồng hàng triệu đô la cho các dự án không có thật từ khách hàng giả thông qua hóa đơn gian lận.

Vì vậy, trong khi người Bắc Mỹ hoặc người Tây Âu có thể xem thường vai trò của công nghệ blockchain cho việc giải quyết căn bệnh chính trị hoặc xã hội, thì tại Peru, Blockchain đang đem lại niềm hi vọng trong công cuộc xử lý gánh nặng tham nhũng cho quốc gia này.

Chính phủ Peru gần đây đã tuyên bố rằng họ đã hợp tác với công ty khởi nghiệp blockchain Stamp.io để xây dựng một hệ thống mua sắm hợp đồng hoàn toàn minh bạch. Toàn bộ quá trình được số hóa trên một sổ cái bất biến để không có bất cứ nghi ngờ gì về tính chính xác của nó. Dự án dựa trên LAC-Chain, một hệ sinh thái blockchain đa quốc gia do Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (nguồn tài chính đa phương ở khu vực Mỹ La tinh) phát triển.

Ý tưởng là tạo ra một hệ thống xác minh cho các hợp đồng chính phủ miễn nhiễm với thao túng dữ liệu, giao hàng và tiếp nhận trái phép hoặc bất kỳ thủ tục gian lận nào khác có thể cấp hợp đồng cho một tổ chức mà không có tài liệu phù hợp.

“Một phần quan trọng trong việc giảm tham nhũng là tạo ra sự minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc, Steve Ghiassi – CEO của công ty Legaler và Giám đốc Hiệp hội Công nghệ Luật pháp Australia nói. “Nó có thể giảm bớt việc gian lận và giả mạo nội bộ ở một mức độ nhất định, vì kiểm toán nội bộ có thể được tiến hành chính xác hơn với một dấu vết và ghi chép đầy đủ.”

Và đó chính xác là những gì mà Stamp.io và chính phủ Peru nhắm đến.

Công ty khởi nghiệp blockchain đã tạo ra một nền tảng sẽ đăng ký các đơn đặt hàng mua từ Peru Compras, cơ quan chính phủ điều chỉnh giao dịch mua hàng điện tử tại quốc gia này, trên chuỗi khối LAC-Chain. LAC-Chain là một sáng kiến của Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (IDB), được tạo ra để thúc đẩy một hệ sinh thái blockchain ở Mỹ Latinh và Caribbean. Nó có một mạng lưới các node dựa trên Quorum, một giao thức nguồn mở được phát triển bởi JPMorgan với công nghệ Ethereum.
LAC-Chain là một permissioned blockchain mang tính cá biệt. Các nodes của nó được IDB quản lý thông qua chương trình LabB Lab và chỉ các nodes được phép mới được quyền xác minh thông qua trang web Stamp.io.