Melanie Mohr đang tạo ra một thế giới marketing trung thực hơn với WOM Protocol và YEAY.
Nếu bạn đã từng tham gia một sự kiện công nghệ, có lẽ bạn sẽ trải qua cảm giác xung quanh mình toàn là nam giới. Điều này cũng được phản ánh bởi sự thiếu đa dạng trong các công ty đứng đằng sau các sản phẩm và dịch vụ chúng ta sử dụng hàng ngày:
Điều này đặc biệt đúng trong ngành công nghệ đặc thù mang tính chiều sâu như blockchain. Tuy nhiên, đang dần có sự thay đổi với sự xuất hiện của các nhà lãnh đạo công nghệ nữ như Melanie Mohr, CEO của WOM Protocol và YEAY. Với WOM, cô ấy đang giải quyết vấn đề phổ biến nhất về marketing kỹ thuật số: Sự thiếu niềm tin.
Tôi có thể dẫn chứng tất cả các số liệu thống kê, ví dụ như 6,5 tỷ đô la mỗi năm đã bị lãng phí do các phần mềm hay bot click ad tự động, hoặc khoảng 86% người dùng không nhận ra banner quảng cáo, hoặc mức độ sử dụng trình chặn quảng cáo trên thiết bị di động đã tăng 62% trong những năm gần đây. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn những số liệu thống kê ấy vẫn phải là niềm tin khách hàng.
Hãy tưởng tượng, một người bạn gợi ý bạn nên có một đôi giày đẹp. Nhiều khả năng bạn sẽ muốn mua những đôi giày đó như thế nào, so với nếu bạn thấy một quảng cáo trực tuyến của cùng một sản phẩm đó? Tất nhiên, mọi người đều tin tưởng một người bạn hơn là họ tin vào một quảng cáo. Melanie đang khai thác thực tế đó với WOM Protocol, cung cấp sức mạnh cho các nền tảng xã hội mới như YEAY, được xây dựng xung quanh các lời khuyên đã được xác thực.
Khi nói về việc “được xây dựng xung quanh”, điều đó thực sự có nghĩa là WOM Protocol sử dụng một cơ chế xác thực để người dùng có thể đánh giá tính xác thực của các đề xuất sản phẩm (và thậm chí được trả tiền cho nó!).
Mohr đang gây sốt trong lĩnh vực marketing này, vì YEAY đã thu hút được khoảng 800.000 lượt tải xuống cho đến nay với phương pháp mới này. Cô ấy tập hợp những người sáng tạo nội dung, người xác thực và các nền tảng xã hội sáng tạo muốn khai thác sức mạnh của marketing truyền miệng.
“Hãy tưởng tượng một người có tầm ảnh hưởng công chúng không còn phải chờ đợi các thương hiệu tiếp cận họ với các hợp đồng quảng bá sản phẩm – thay vào đó họ có thể chọn các sản phẩm mà họ thực sự yêu thích, tạo nội dung trung thực và nhận được phần thưởng xứng đáng cho nó.” – Melanie Mohr
Niềm tin vào các nền tảng truyền thông xã hội là điều mà các thương hiệu và người dùng đã theo đuổi trong nhiều năm, nhưng thường không có kết quả. Hết lần này đến lần khác, các nền tảng như Facebook đã không thể thuyết phục chúng ta rằng họ có thể tin tưởng được, dẫn đến một thế giới xã hội kỹ thuật số đầy nghi ngờ và bất an, thay vì một nơi mà người dùng có thể chia sẻ chính xác suy nghĩ của họ.