Trang chủ Phân Tích HEDERA HASHGRAPH REVIEW

HEDERA HASHGRAPH REVIEW

1. Đặt vấn đề:
Công nghệ blockchain đã thổi một luồng gió mới đối với ngành công nghiệp công nghệ cao trên toàn thế giới. Nếu Facebook, Google hay Amazon là những nền tảng quen thuộc gắn bó hằng ngày với hàng triệu người trên thế giới thì công nghệ Blockchain với tính chất phân quyền giúp nâng cao tốc độ, tính ẩn danh cũng như độ xác thực của giao dịch. Tuy nhiên, kể từ khi ra đời đến nay, vẫn chưa có có nền tảng nào có thể đáp ứng một cách toàn diện những thách thức mà công nghệ sổ cái phân tán phải đối mặt, cụ thể:

– Tốc độ: Blockchain đòi hỏi các nodes trong hệ thống đồng bộ hóa các giao dịch/thông tin trong sổ cái (global ledger), càng nhiều nodes, quá trình đồng bộ hóa này càng cồng kềnh. Khi Blockchain càng mở rộng, lượng token phát triển càng nhiều, thời gian để các nodes có thể xác nhận giao dịch cũng như bộ nhớ lưu trữ sẽ tăng lên gây cản trở rất lớn cho hệ thống. Bitcoin là 1 ví dụ cụ thể. Hiện tại tốc độ xử lý cao nhất của Bitcoin chỉ là từ 5 đến 7 giao dịch/ giây. Điều này quá chậm so với các hệ thống tập trung hiện tại và rất khó để cải thiện.

– Khả năng mở rộng quy mô: Tháng 12/2017, trò chơi CryptoKitties đã làm tăng 4% trong lưu lượng mạng của Ethereum lên 14% trong vài ngày. Điều này đã dẫn đến việc ứ đọng giao dịch và tắc nghẽn mạng cực kì nghiêm trọng trên hệ thống Ethereum. Điều này đặt ra nhiều câu hỏi lớn về tính mở rộng quy mô cũng như khả năng chịu các cú sốc lớn về số lượng giao dịch mà vẫn đảm bảo được tính ổn định của hệ thống.

– Tính tùy biến: Đa số các nền tảng platform hiện tại gặp vấn đề rất lớn về tính tùy biến và tích hợp các ứng dụng trên nền của mình. Ethereum đã nỗ lực giải quyết vấn đề này, tuy nhiên nhiều crypto ra đời trong thời gian vừa qua cũng phải sử dụng song song 2 hệ thống: ERC – 20 và hệ thống offchain để lưu trữ. Monero qua các đợt fork của mình vẫn chỉ tập trung nâng cao các tính năng cũ mà chưa mở rộng khả năng tích hợp để nền tảng của mình có thể ứng đụng được nhiều hơn. Chính vì vậy có thể nói khả năng tùy biến của một nền tảng sẽ quyết định lợi thế cạnh tranh của nó trong thị trường Blockchain.

– Cơ chế đồng thuận: Hiện tại blockchain sử dụng các cơ chế đồng thuận Proof of Work và Proof of Stake. PoW thì đòi hỏi tiêu tốn chi phí điện năng và năng lực giải mã của máy đào rất lớn. Điều này kéo theo những bất ổn khi hashing power giảm, hệ thống rất dễ bị tấn công và đình trệ. Proof of Stake đòi hỏi nguồn vốn được trữ để có thể trở thành 1 nodes dữ liệu. Tương tự như DASH đòi hỏi muốn trở thành một nodes trong hệ thống cần phải stake 1000 DASH. Cơ chế này hạn chế việc mở rộng hệ thống do rào cản về tài chính. Ngoài ra, một yếu tố khác cũng cần tính đến đó là tính đơn giản hóa của giao dịch. Những giao dịch nhỏ giữa 2 người chẳng hạn vẫn phải cần đến xác nhận đồng thuận của nhiều nodes. Điều này là không hợp lý và giảm đi hiệu suất của hệ thống cực kì lớn.