Trang chủ Tin Tức Giới thiệu về Smoothy.finance

Giới thiệu về Smoothy.finance

Smoothy.finance – một pool duy nhất với chi phí swap thấp, không trượt giá và thu lãi tối đa

Với sự phát triển bùng nổ của DeFi, nhiều tài sản đã được đưa vào mạng Ethereum dưới dạng các đồng neo, chẳng hạn như BTC, USD và GOLD. Hiện tại, có hơn 20 asset-backed token (token được đảm bảo bởi tài sản) trên thị trường, nhiều trong số đó được đảm bảo bởi cùng một tài sản. Trong tương lai, dự kiến có nhiều token được đảm bảo bởi cùng một tài sản sẽ được đưa vào mạng lưới. Về mặt lý thuyết, tỷ lệ swap (hoán đổi) giữa các token này phải là 1: 1 do cơ chế tài sản được đảm bảo. Tuy nhiên, trong DEX hiện tại, các yêu cầu swap không được xem xét đầy đủ khi thiết kế, điều này gây ra chi phí cao không cần thiết cho người dùng vì trượt giá. Do đó, thị trường rất cần một sản phẩm được thiết kế tốt hơn chuyên về các tài sản đảm bảo tương tự.

Curve.fi và mStable là hai đại diện dành riêng cho token được đảm bảo bởi cùng một tài sản (bao gồm cả stablecoin). Tuy nhiên, chúng không cung cấp một giải pháp hoàn hảo cho việc trượt giá, cộng với việc phải đánh đổi giữa phí gas cao và thu lãi trong cả hai thiết kế. Thiết kế độc đáo của Smoothy.finance cho phép tỷ lệ swap của cùng một tài sản đảm bảo luôn cố định ở mức 1: 1, làm cho phí gas thấp hơn 80% so với các dự án hiện tại và đồng thời mang lại lợi ích tối đa cho các liquidity provider (nhà cung cấp thanh khoản).
Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Smoothy, một sản phẩm được xây dựng dựa trên SmoothSwap. Đây là một single pool liquidity protocol (giao thức thanh khoản với một pool duy nhất) chuyên về các tài sản được hỗ trợ tương tự với chi phí swap thấp, trượt giá bằng 0 và thu lãi tối đa.

Thiết kế của Smoothy.finance

1. Pool duy nhất với phí swap gas thấp và thu lãi tối đa
Khả năng kết hợp của DeFi giúp cho multi-contract interactive arbitrage (việc đăng bán chênh lệch giá tương tác nhiều hợp đồng) trở nên khả thi. Các hợp đồng DeFi có thể vận hành tương tự như việc ngân hàng nhận tiền gửi và xuất khoản vay. Lý tưởng nhất là các nhà cung cấp thanh khoản có thể kiếm được tiền lãi cũng như nhận được phần thưởng phí swap. Nhưng vì lý do tương tự, toàn bộ hệ thống có một chuỗi tương tác dài, điều này làm giảm hiệu quả giao dịch của quỹ và cũng làm tăng phí gas.
Vì vậy, một số dự án phải chọn một trong hai: hoặc bỏ thu lãi để mang lại hiệu quả cao hơn và phí gas thấp hơn, hoặc từ bỏ việc lấy phí gas thấp để cung cấp gửi dài hạn và trả lãi. Một số dự án thậm chí còn thiết lập hai pool giao dịch riêng biệt, chia rẽ dòng tiền trong dự án và làm giảm tính thanh khoản. Ví dụ: Curve cung cấp hai pool swap, pool sUSD chỉ được sử dụng để swap và pool Y cung cấp chức năng gửi tiền và kiếm lãi ngoài chức năng swap, nhưng yêu cầu phí gas cao hơn nhiều. mStable chỉ có một pool, hoạt động rất giống với pool Y của Curve, mang lại lãi suất nhưng yêu cầu phí gas cao hơn.